Nếu bạn đang làm SEO, content hay social media, chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ “Open Graph”. Nhưng Open Graph là gì? Cách thành phần của Open Graph có thực sự quan trọng đến mức bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu? Hãy cùng TCC & Partners bóc tách từng lớp trong bài viết Tin Tức này.
Open Graph là gì?
Open Graph là tập hợp các thẻ meta đặc biệt được chèn trong phần <head> của HTML, giúp bạn chủ động kiểm soát cách nội dung từ website sẽ xuất hiện khi được chia sẻ trên mạng xã hội.
Thay vì để các nền tảng như: Facebook, Twitter (X) hay LinkedIn tự động lấy thông tin một cách ngẫu nhiên, Open Graph cho phép bạn cài đặt trước tiêu đề, mô tả và hình ảnh đại diện theo ý muốn, từ đó giúp bài viết trở nên thu hút và chuyên nghiệp hơn trong mắt người dùng.

Hiểu về Open Graph là gì sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung website tốt hơn
Open Graph có cần thiết hay không?
Sau khi đã nắm được Open Graph là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng liệu việc thiết lập Open Graph có thật sự quan trọng trong chiến lược digital marketing? Câu trả lời là CÓ. Dưới đây là lý do tại sao Open Graph cần thiết:
- Tác động đến hiệu quả hiển thị và tỷ lệ nhấp (CTR): Open Graph đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ tối ưu hiển thị nội dung khi chia sẻ trên mạng xã hội. Việc kiểm soát thông tin như tiêu đề, mô tả và hình ảnh giúp liên kết trở nên hấp dẫn hơn, từ đó tăng tỷ lệ nhấp (CTR) và mở rộng mức độ tương tác với người dùng trên các nền tảng như Facebook, Zalo, LinkedIn,…
- Ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận và quảng bá website: Về mặt hiển thị, Open Graph giống như “cánh tay nối dài” của website trên mạng xã hội. Điều này giúp người dùng tiếp cận thông tin một cách trực quan, dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu bằng cách tăng khả năng lan truyền và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.
>>> Xem thêm: Meta Description là gì? Cách viết Meta Description siêu hay

Open Graph là thành phần cần thiết với SEO và hiệu quả website
Các thành phần trong Open Graph là gì?
Vậy, các thành phần trong Open Graph là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay một số thẻ cơ bản thông dụng và nâng cao qua các bảng tóm tắt sau nhé:
Bảng các thẻ Open Graph thông dụng cơ bản
Thuộc tính |
Chức năng |
og:title | Đặt tiêu đề hiển thị khi chia sẻ liên kết, giới hạn nên dưới 95 ký tự. |
og:description | Mô tả ngắn gọn về nội dung trang, tối đa 297 ký tự. Tránh nhồi nhét từ khóa. |
og:image | URL hình ảnh thumbnail đại diện khi bài viết được chia sẻ. |
og:url | Đường dẫn chính thức (canonical URL) của nội dung đang được chia sẻ. |
og:type | Xác định loại nội dung như bài viết, sản phẩm, trang chủ,… |
og:site_name | Tên thương hiệu hoặc tên website hiển thị trên nền tảng xã hội. |
og:locale | Mô tả ngôn ngữ và khu vực của nội dung trang website |
Bảng các thẻ Open Graph nâng cao
Thuộc tính |
Chức năng |
og:audio | Gắn liên kết đến tệp âm thanh để hiển thị hoặc phát trên mạng xã hội. |
og:description | Cung cấp mô tả cụ thể, chi tiết hơn về trang web bạn muốn chia sẻ. |
og:determiner | Thiết lập mạo từ (ví dụ: a, an, the) hiển thị phía trước tiêu đề nội dung. Có thể chọn “auto” để hệ thống tự động nhận diện phù hợp. |
og:site_name | Sử dụng khi website của bạn là một phần trong hệ sinh thái của một thương hiệu lớn hơn. |
og:video | Nhúng liên kết đến video để nội dung chia sẻ thêm sinh động và hấp dẫn hơn. |
Cấu trúc cơ bản của thẻ Open Graph cần biết
Để các nền tảng mạng xã hội có thể nhận diện và hiển thị nội dung chính xác như bạn mong muốn, việc chèn đúng cấu trúc thẻ Open Graph vào phần <head> của trang HTML là điều bắt buộc. Dưới đây là cấu trúc cơ bản của thẻ Open Graph mà bạn có thể tham khảo:
<meta property=”og:title” content=”Tiêu đề bài viết hoặc trang web” /> <meta property=”og:description” content=”Mô tả ngắn gọn về nội dung trang” /> <meta property=”og:image” content=”https://example.com/duong-dan-anh.jpg” /> <meta property=”og:url” content=”https://example.com/duong-dan-trang” /> <meta property=”og:type” content=”website” /> <meta property=”og:site_name” content=”Tên website hoặc thương hiệu” /> |
>>> Xem thêm: Meta Title là gì? Tiêu chí đánh giá Meta Title chuẩn SEO

Mỗi thẻ trong cấu trúc Open Graph sẽ tuân theo một định dạng cụ thể
Ví dụ thực tế tham khảo:
<head> <meta charset=”utf-8″> <title>Dịch vụ SEO</title> <!– Thẻ OG –> <meta property=”og:title” content=”Dịch vụ SEO tổng thể” /> <meta property=”og:description” content=”Khám phá Dịch vụ SEO tổng thể bền vững tại TCC & Partners.” /> <meta property=”og:image” content=”https://example.com/images/dich-vu-SEO-tai-TCC.jpg” /> <meta property=”og:url” content=”https://example.com/dich-vu-SEO-tong-the” /> <meta property=”og:type” content=”article” /> <meta property=”og:site_name” content=”TCC & Partners” /> <meta property=”og:locale” content=”vi_VN” /> </head> |
Cách cài đặt thủ công Open Graph
Thẻ Open Graph giúp bạn kiểm soát nội dung hiển thị khi chia sẻ website lên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Twitter (X) hay LinkedIn,… Nếu không có OG, bài viết có thể hiển thị sai tiêu đề, mô tả hoặc không có ảnh, làm giảm sự chuyên nghiệp và tỷ lệ nhấp (CTR).
Để tạo và tùy chỉnh các thẻ OG dễ dàng, bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO. Dưới đây là hướng dẫn từng bước cụ thể:
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO
- Đăng nhập vào trang quản trị WordPress.
- Chọn Plugin > Thêm mới.
- Gõ “Yoast SEO” vào ô tìm kiếm.
- Nhấn Cài đặt, sau đó chọn Kích hoạt.
Bước 2: Bật tính năng Open Graph trong Yoast SEO
- Truy cập Yoast SEO > Settings
- Tại tab Social Sharing, bật tính năng “Add Open Graph meta data”.
Bước 3: Thiết lập thẻ OG cho từng bài viết hoặc trang
- Đây là bước tùy chỉnh nội dung chia sẻ cụ thể cho từng trang/bài viết.
- Truy cập bài viết hoặc trang bạn muốn tối ưu.
- Cuộn xuống phần Yoast SEO ngay bên dưới nội dung.
- Chọn tab Social.
Nhập các trường thông tin sau:
- Title: Tiêu đề sẽ hiển thị khi chia sẻ.
- Description: Mô tả ngắn của nội dung.
- Image: Hình ảnh hiển thị khi chia sẻ.
Nếu bạn không nhập gì, Yoast sẽ tự động lấy tiêu đề SEO, mô tả meta và ảnh đại diện của bài viết.
Bước 4: Kiểm tra thẻ Facebook OG
Sau khi hoàn tất thiết lập, bạn nên kiểm tra bằng công cụ Facebook Sharing Debugger:
- Truy cập https://developers.facebook.com/tools/debug/
- Dán URL của bài viết hoặc trang cần kiểm tra.
- Nhấn nút Debug.
- Xem các thẻ như: og:title; og:description; og:image; og:url;…
Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về Open Graph là gì và cách các thành phần của nó giúp tối ưu hóa trải nghiệm chia sẻ nội dung trên mạng xã hội. Việc áp dụng đúng chuẩn Open Graph không chỉ giúp tăng khả năng thu hút người dùng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả SEO cho website của bạn.
Tuy nhiên, Open Graph chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn của chiến lược SEO hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tổng thể, bài bản và bền vững để phát triển hiện diện số, TCC & Partners chính là đối tác chiến lược đáng tin cậy.
Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và tư duy sáng tạo theo chuẩn Agency, TCC & Partners đã đồng hành và triển khai thành công hàng loạt dự án SEO tổng thể cho nhiều thương hiệu lớn. Đơn cử như: SeABank, VNPT, DigiShop, oneSME, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện đa khoa Hà Nội,… Chúng tôi không chỉ tối ưu công cụ tìm kiếm, mà còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu số vững mạnh, lập kế hoạch SEO nhằm thúc đẩy chuyển đổi thực tế và gia tăng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Hãy để TCC & Partners trở thành bệ phóng cho chiến lược SEO và tăng trưởng thương hiệu số của bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và xây dựng lộ trình phát triển phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn.
ĐĂNG KÝ ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY